Táo bón là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Táo bón là một triệu chứng thường gặp, nhất là trong xã hội hiện nay do sự thiếu cân bằng ở chế độ sinh hoạt và thực đơn dinh dưỡng của mỗi người. Vậy táo bón là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Táo bón là gì?

Táo bón được định nghĩa là có ít hơn 3 lần đi đại tiện trong một tuần và khó khăn hơn trong mỗi lần đi. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của từng người mà số lần đi đại tiện cũng khác nhau, có một số người đi rất nhiều lần trong ngày nhưng cũng có người chỉ đi 1-2 lần trong tuần. 

Táo bón ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của bạn. Các đặc điểm chính khi bị táo bón bao gồm:

  • Phân khô, cứng.
  • Hậu môn bị đứt, khó đi tiêu.
  • Luôn có cảm giác chưa đi tiêu hết trong ruột. 
  • Có máu trong phân.
Táo bón ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của bạn
Táo bón ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của bạn

2. Các đối tượng có thể bị táo bón

Táo bón là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường xuyên nhất ở Hoa Kỳ khi có ít nhất 2,5 triệu người mắc phải mỗi năm.

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị táo bón, có những người còn bị táo bón kéo dài. Bao gồm:

  • Người già: Người lớn tuổi có xu hướng ít hoạt động hơn, trao đổi chất chậm hơn và sức mạnh co cơ dọc đường tiêu hóa kém hơn so với khi còn trẻ. 
  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh con: Sự thay đổi nội tiết tố khiến họ rất dễ bị táo bón sau sinh. Em bé trong bụng mẹ sẽ bóp nghẹt ruột, làm chậm quá trình di chuyển của phân. 
  • Bữa ăn thiếu chất xơ: trong bữa ăn hàng ngày nếu không có chất xơ sẽ làm cho thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa kém hơn.
  • Người bị mắc một số bệnh về thần kinh và rối loạn tiêu hóa. 
  • Người đang dùng một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm.

3. Các nguyên nhân gây ra táo bón

Để tìm ra nguyên nhân gây táo bón, người ta thường xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, nội soi đại tràng và các xét nghiệm chức năng đường ruột khác. Tuy nhiên, các nguyên nhân táo bón phổ biến và các loại thuốc có thể gây ra táo bón bao gồm:

3.1. Các nguyên nhân phổ biến

  • Ăn thực phẩm ít chất xơ.
  • Uống không đủ nước khiến cơ thể bị mất nước.
  • Lười thể dục.
  • Thay đổi thói quen hàng ngày, như ăn uống, đi ngủ vào những thời điểm khác nhau. 
  • Ăn một lượng lớn sữa hoặc pho mát. 
  • Căng thẳng.

3.2. Các loại thuốc có thể gây ra táo bón là gì

  • Thuốc giảm đau loại mạnh.
  • Thuốc chống trầm cảm, như fluoxetine hoặc thuốc amitriptyline.
  • Thuốc chống viêm không steroid, như như ibuprofen và naproxen.
  • Thuốc kháng axit có chứa canxi hoặc nhôm, như Tums.
  • Thuốc sắt.
  • Thuốc trị dị ứng, như diphenhydramine.
  • Một số loại thuốc huyết áp, như verapamil, diltiazem, nifedipine, atenolol.
  • Thuốc điều trị tâm thần, như clozapine, olanzapine.
  • Thuốc chống co giật, như phenytoin và gabapentin.
  • Thuốc chống buồn nôn, như ondansetron.

4. Các triệu chứng của táo bón là gì

Các triệu chứng của táo bón bao gồm:

  • Bạn đi tiêu ít hơn ba lần một tuần.
  • Phân khô, cứng hoặc vón cục.
  • Khó đi hoặc đau khi đi ngoài phân.
  • Bạn bị đau bụng hoặc chuột rút.
  • Bạn cảm thấy đầy hơi và buồn nôn.
  • Bản cảm thấy ruột của mình vẫn chưa sạch khi đã đi được một ít phân ra ngoài. 

5. Điều trị táo bón như thế nào?

Hầu hết các trường hợp bị nhẹ đều có thể tự điều trị táo bón tại nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống của mình.

Để điều trị táo bón bạn nên chú ý những điều sau:

  • Uống nhiều nước hơn. Tránh những đồ uống có chứa caffeine, rượu vì chúng có thể gây mất nước. 
  • Bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón vào bữa ăn của bạn. Ăn ít thực phẩm giàu chất béo như: thịt, trứng, pho mát.
Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp điều trị táo bón
Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp điều trị táo bón
  • Tập thể dục thường xuyên. 
  • Thay đổi thói quen ngồi trên bồn cầu. Nâng cao chân, ngả người ra sau hoặc ngồi xổm có thể giúp đi tiêu dễ dàng hơn. 
  • Nếu cần, bạn có thể uống thuốc nhuận tràng của nhật như thuốc detox nhật nhưng hãy gọi và hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn
  • Không đọc, sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị khác trong khi cố gắng đi tiêu.

6. Làm thế nào để ngăn ngừa táo bón?

Sau khi đã hiểu được táo bón là gì, bạn có thể dùng phương pháp trị táo bón tại nhà để ngăn ngừa táo bón

  • Chế độ ăn uống cân bằng với nhiều chất xơ. Các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ như trái cây, rau củ, các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt. Hầu hết chất xơ trong trái cây đều nằm trên vỏ, ví dụ như quả táo. Ngũ cốc nguyên hạt bạn có thể ăn cùng với sữa chua giúp ngon miệng hơn. Các loại rau có khả năng chống táo bón là rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau muống, rau dền. Đối với những người bị táo bón nên ăn từ 18-30 gam chất xơ mỗi ngày. 
  • Uống nhiều nước.
Uống nhiều nước ngăn ngừa tình trạng táo bón
Uống nhiều nước ngăn ngừa tình trạng táo bón
  • Không nên uống nhiều rượu, bia và các chất kích thích khác.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Không nên ngồi quá lâu cho mỗi lần đi đại tiện.
  • Đối với những công việc phải ngồi cả ngày nên có thời gian giải lao giữa giờ để đi đi lại lại nhằm vận động cơ thể để khí huyết lưu thông, giúp đường ruột vận động tốt tránh táo bón.

7. Khi nào cần gọi cho bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe nếu:

  • Thấy máu trong phân của bạn.
  • Đau dữ dội khi đi tiêu.
  • Tình trạng táo bón kéo dài hơn 3 tuần. 
  • Bạn có triệu chứng táo bón rối loạn chức năng đường ra.

Táo bón có thể là một tình huống tạm thời, kéo dài hoặc một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn nên bạn hãy theo dõi tại nhà và gọi cho bác sĩ ngay khi cần thiết nhé.